Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Trải Nghiệm Tâm Linh dưới góc nhìn Tâm Lý Học



Roberto Assagioli, nhà nghiên cứu tâm lý bệnh học nổi tiếng người Ý, đã tổng kết và trích dẫn 13 loại trải nghiệm tâm linh như sau:

1. Cảm giác về chiều sâu (feeling of the depth) Người trải nghiệm nói rằng họ đã đi đến một độ sâu, tận đến cội rễ sự hiện sinh của họ.

2. Cảm giác của hướng nội (feeling of the introversion): Đó là cảm giác của một động lực từ bên ngoài cơ thể đi trở vào bên trong tâm hồn

3. Cảm giác thăng thiên (feeling of ascension), như được nâng lên một tầm cao: hình ảnh thường thấy là các cảnh quan của một ngọn núi, hay đang leo lên một đỉnh núi.

4. Cảm giác về một con đường hoặc một hướng phải đi theo.

5. Cảm giác mở rộng nhận thức (cognition) hoặc hòa nhập vào một nhận thức rộng lớn.

6. Cảm giác của sự phát triển (growth) hoặc sự lưu loát (fluency).

7. Cảm giác được ban cho sức mạnh (power) và năng lực competence).

8. Cảm giác của sự thức tỉnh khỏi ảo tưởng.

9. Cảm giác về ánh sáng hoặc về các tia sáng .

10. Cảm giác của sự chuyển đổi (transformation) hoặc tái sinh (regeneration).

11. Cảm giác của sự sống lại (resurrection).

12. Cảm giác của niềm vui.

13. Cảm giác của sự tự do .

Ngôn ngữ của chúng ta đã thay đổi theo thời gian, không gian , bởi các nền văn hóa, bởi nhiều yếu tố và thậm chí bởi mỗi não trạng cá nhân. Một kinh nghiệm giống nhau có thể lại được mô tả một cách khác nhau bằng các từ, cụm từ , hình thức, dấu hiệu, biểu tượng, ẩn d , gợi ý hoặc dưới nhiều cách thức khác nhau nữa. Khó khăn là tìm ra ý nghĩa thực sự đứng đằng sau chình thức của các ngôn từ. Assaglioli đã có một nỗ lực để phân loại nhiều biểu hiện phức tạp về các trải nghiệm tôn giáo vào mười lăm nhóm chính, được tóm tắt như sau:

1. Những biểu tượng ám chỉ sự hướng nội .
Các hoạt động hàng ngày của chúng ta là nỗ lực hướng ngoại vì thế trải nghiệm tôn giáo đầu tiên của ta thường là những biểu tượng của những nỗ lực hướng nội.

2 . Những biểu tượng liên hệ đến sự đi sâu xuống tự ngã bên trong .
Ví dụ: đi xuống cầu thang, xuống thung lũng, xuống địa ngục ...

3 . Những biểu tượng lien hệ với sự đi lên cao vào không gian bên ngoài.
Ví dụ: đi lên cầu thang, đi đến ngọn đồi, đi đến núi hoặc đỉnh núi, một sự thăng thiên, bay trên bầu trời ...

4 . Những biểu tượng liên hệ đến sự bành trướng của ý thức
Ánh sáng có quang phổ. Ý thức cũng vậy, cũng có phổ (spectrum). Phổ của ý thức có thể được mở rộng trong trải nghiệm tôn giáo.

5 . Những biểu tượng liên hệ đến sự tỉnh thức (awakening) .
Ví dụ: sự thay đổi từ ngủ đến thức tỉnh, từ bóng tối đến ánh sáng , từ không biết đến biết đến ...

6 . Ánh sáng hoặc biểu tượng lien hệ đến ánh sáng.

7 . Biểu tượng liên hệ đến lửa.
Vì ngọn lửa là biểu tượng phổ quát của hầu hết các tôn giáo cổ xưa. Rất nhiều người đã có kinh nghiệm lửa như Pascal và Saint Catherine trong Sienne.

8 . Biểu tượng đề cập đến sự phát triển hay sự tiến hóa .
Ví dụ: hoa đang nở, tâm trí người Á Đông sử dụng hoa sen trong khi người phương Tây sử dụng những hoa hồng.

9 . Biểu tượng liên hệ đến sự năng lực hóa (potentialisation) hoặc gia tăng cường độ . Nói cách khác là những thành tựu (siddhi) hoặc các siêu năng lực.

10 . Tình yêu hoặc những biểu tượng về tình yêu .
Nhiều người đã mô tả về cảm xúc sâu sắc của tình yêu, một số mô tả điều này bằng những từ ngữ rất đáng ngạc nhiên như trường hợp của Thánh Catherine và Thánh Jean of the Cross.

11. Biểu tượng liên hệ đến cửa, con đường, đường đi, cuộc hành hương v.v...

12. Biểu tượng đề cập đến sự thay đổi của các trạng thái tâm linh . Ví dụ: sự tu luyện.

13. Biểu tượng đề cập đến sự tái sinh (rebirth), sự đổi mới , sự phục hồi sinh lực.
Cảm giác được sinh ra một lần nữa trong một tự ngã mới, mức độ tâm linh mới. Ở Ấn Độ , người ta gọi Bramannes là người "sinh hai lần".

14. Những biểu tượng liên hệ đến sự tự do, giải phóng. Thường phối hợp với cảm giác cực kỳ hạnh phúc.

15. Những biểu tượng lien hệ đến sự phục sinh hoặc sự trở lại
Đây là kinh nghiệm cao nhất của các Thánh, người từ chối Thiên đàng hay Niết Bàn để trở về thế giới con người hầu chia sẻ hoặc giúp đỡ những người khác.

Phạm Doãn


Chú Thích

Roberto Assagioli
(Venice, 27 February 1888 – Capolona d'Arezzo, 23 August 1974)
was an Italian psychiatrist and pioneer in the fields of humanistic and transpersonal psychology. Assagioli founded the psychological movement known as Psychosynthesis, which is still being developed today by therapists, and psychologists, who practice his technique. His work emphasized the possibility of progressive integration of the personality around its own essential Self through the use of the will.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét