Mặc Khải và Thiền
Trong kinh thánh của các tôn giáo Abrahamic không có khái niệm về “thiền” (meditation) nhưng xét về nội dung, thì Thiền cũng đã được xử dụng trong các tôn giáo này tức Do thái giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Khái niệm tương đương với Thiền, thường dùng trong thánh kinh, là revelation.Tiếng Việt dịch là khải thị, mặc thị, mặc khải. Ngồi yên và mặc khải cũng hệt như ngồi yên và thiền định. Cảnh giới thấy được trong mặc khải cũng giống như cảnh giới trong tam muội (samadhi) mà một luận sư Phật Giáo Đại Thừa, Long Thọ, đã đề cập tới (tham khảo “Luận đại trí độ” của Long Thọ. Chương 12, Tập 01 (thượng tọa Trí Siêu Việt dịch)
. Trong chương Revelation tức Apocalypse, thường được dịch là kinh Khải huyền, tất cả những mô tả về tiếng nói, âm thanh, âm nhạc, kèn đồng, ánh sáng, lửa…và đủ loại các cảnh giới khiến ta liên tưởng ngay đến các loại tam muội trong Phật Giáo Đại Thừa và các tôn giáo Ấn Độ khác.
Rất dễ dàng để nhận ra khải thị, mặc thị, mặc khải là kết quả của thiền (meditation). Có những sự kiện trong Tân Ước rất giống với trải nghiệm thiền. Ví dụ:
- Ngay khi John Baptiste làm phép nước (water baptize) cho Jesus. Jesus thấy một làn ánh sáng từ trời cao chiếu xuống, mà ngôn ngữ ẩn dụ của thánh kinh thời đó mô tả như một con chim bồ câu trắng lao xuống. Thể nghiệm ánh sáng này thường xảy ra trong các loại thiền Ấn Độ giáo. Theo ngôn ngữ của Ấn giáo , thì đây là lúc John Baptist truyền tâm ấn (initiation) cho Jesus.
- Khi Jesus đi vào sa mạc một mình. Ngài đã làm gì trong một tháng độc cư giữa cái hoang vu im lặng của sa mạc. Sự kiện đó có thể là gì? Vatican có cách hiểu và đã giải thích theo quan điểm truyền thống. Nhưng cách hiểu rằng Jesus ngồi tĩnh tâm, quán chiếu và mặc khải là phù hợp với sự thật nhất. Jesus đã thiền định và chiến thắng mọi ảo giác. Ngài chiến thắng con rắn tức Satan tức biểu tượng của cái ác. Khi những ảo tưởng của tâm đã bị hàng phục, Jesus đại ngộ (enlightened). Ngài trở về và bắt đầu thuyết giảng.
Trong huyền thoại của Hồi giáo, Mohammad đã nhiều lần lên núi Hira để mặc khải tức thiền định. Trong cảnh giới của mặc khải. Mohamad đã gặp thánh Michael (tổng lãnh các thiên thần), và nghe những lời giảng linh thiêng tại đây.
Theo Do thái giáo, Moses đã từng nhiều lần nhận các mặc khải trên núi Sinai. Bởi vì cùng có chung một cội nguồn xuất phát, nên cả ba tôn giáo Do thái, Hồi giáo, Thiên chúa giáo đều chia sẻ chung khái niệm về “revelation” tức “mặc khải” như vừa kể ở trên.
- Đối với các tôn giáo Abrahamic, mặc khải là sự giao tiếp với Thượng Đế và đó là loại hình duy nhất. Đối với Phật giáo Đại Thừa, những tam muội được được phân biệt và phân loại thành nhiều loại khác nhau như: Tam muội vương tam muội, Hoa Nghiêm tam muội, Du hí thần thông tam muội v.v…
John of the Cross (1542-1591) sinh tại một làng nhỏ ở Fontiveros, gần Avila, Tây Ban Nha. Cha mất sớm, đi làm cho một bệnh viện rồi gia nhập giáo phái Carmel (Carmel order). Cuộc đời nhiều thăng trầm, nhưng ngài là một tu sĩ được mọi người ngưỡng mộ và được thắng tiến rất sớm. John of the Cross nổi tiếng với những cải cách về tôn giáo. Có lẽ ngài ngộ (enlightened) rất sớm cho nên thấy rất rõ những sai lầm của giáo hội và sai lầm ngay trong Carmelite order mà ngài là thành viên cao cấp. Cuối cùng đến tháng 12 năm 1577. Đại diện cho thế lực tôn giáo lúc đó, người lãnh đạo Carmelite oder, đã bắt giam ngài. John of the Cross đã chịu giam cầm trong một phòng vô cùng nhỏ, chỉ vừa cho cơ thể của ngài và đủ thứ nhục hình, thậm chí phải chịu đòn roi trước công chúng mỗi tuần. Không còn chịu nổi sự hành hạ tàn nhẫn của giáo hội, của những con người đại diện Chúa Trời lúc đó, John of the Cross vượt ngục sau chin tháng bị giam cầm.
Sau khi hồi phục thể xác và tâm linh, Thánh John of the Cross, được sự đồng cảm và giúp đỡ của Thánh nữ Theresa D’Avila, bắt đầu gây dựng phong trào cải cách Thiên Chúa giáo gọi là new Carmelite Order với rất nhiều nhà thờ. Thời gian này ngài đã viết một số tác phẩm tâm linh dưới hình thức văn thơ. Thánh John of the Cross là vị thánh Thiên Chúa giáo hiếm hoi trình bày minh bạch các trải nghiệm tâm linh của mình cho công chúng. Đây chính là các trải nghiệm mà một người có tu tập thiền đều dễ dàng nhận biết.
John of the Cross có hai tập thơ khoảng 2.500 câu:
- The spiritual Canticle: Mô tả cái khao khát được gặp Chúa, ẩn dụ dưới hình ảnh một chú rể khao khát tìm kiếm cô dâu hay nỗi sợ hãi phải chia lìa người hôn phối.
- Dark night of the soul: Kể lại hành trình của linh hồn, từ ngôi nhà thường ngày của mình là thân xác, đi đến găp gỡ và phối giao với Thượng đế. Cảm giác giống như nội dung của kinh Hoa Nghiêm với Thiện Tài đồng tử trên hành trình đi học đạo. Ngài mô tả những giai đoạn khó khăn của linh hồn, khi tách ra khỏi thân xác hay khi gặp gỡ và phối hợp với ánh sáng của Thượng đế.
Và tác phẩm thứ ba rất quan trọng gây ấn tượng nhất là “Lên đỉnh Carmel”.
- Ascension of Mount Carmel
Mô tả chi tiết toàn bộ các trãi nghiệm tâm linh trên hành trình tìm và gặp chúa. Một tín đồ Đạo Christ có thể tìm gặp chúa ở đâu? Không phải ở trong giáo đường ! Chỉ có duy nhất một cách để tiếp cân Chúa là quay vào bên trong. Chỉ có măc khải hay thiền là phương cách tiếp cận chúa. Thánh John of the Cross đã mô tả trãi nghiêm “quay vào trong” này gian khó như người leo lên một ngọn núi cao. Tất cả các trải nghiệm của ngài được mô tả theo thứ bậc, giống như trạng thái thiền có giai đoạn và thứ bậc. Lúc bắt đầu ở chân núi thì cảm giác còn ấm áp nhẹ nhàng. Càng lên cao càng lạnh căm giá buốt. Có lúc phải trải nghiệm một cảm giác như bị xé rách lúc gần tới đỉnh. Cuối cùng là ánh sáng huy hoàng của Chúa, niềm hoan lạc cực đỉnh khi hòa tan với Chúa.
Theresa of Avila là một nữ tu Tây Ban Nha sinh năm1515. Bà được biết như một người đã có được mặc khải và trong mặc khải này, Thượng Đế đã xuất hiện và trao thông điệp cho bà. Bà đã sáng lập dòng tu Discalced Carmelites (discalced có nghĩa là chân đất). Dòng tu Carmelites đặt niềm tin vào sự thệ nguyện không sở hữu tài sản (chân đất) và cộng đồng tín hữu địa phương. Tuy nhiên điều này không được chào đón như niềm tin nhà thờ là đại diện cho Thượng Đế.
Bà Theresa bị chất vần về niềm tin cũng như về khải thị mà bà đã nhận được. Có người cho rằng bà đã ngụy tạo những khải thị đó! Bà cũng bị kết tội là kẻ dị giáo và bị bị tòa án giáo hội xét xử vào năm 1576. Theresa bị kết án về sự thần bí đem lại nhiều nguy hiểm.
Thần bí được xem là tội ác vì nó đi ngược lại những giáo điều của nhà thờ. Thần bí dạy con người phải tin vào chính mình hơn là tin vào bất cứ tổ chức tôn giáo nào! Bởi vì con người có khả năng kết nối tâm linh với Thượng Đế mà không cần đến bất cử nhà thờ nào! Đã có những người chỉ tin vào Thượng Đế hoặc tin vào sự tự nối kết vơi Thượng Đế để trải nghiệm giác ngộ, mà không cần đến sự giúp đỡ của bất cứ tổ chức quyền lực nào, như Nhà Thờ.
Bức tượng điêu khắc bên dưới diễn tả trạng thái gọi là "transverberation". Cho thấy Thánh nữ Theresa bị chạm bởi mũi tên của một thiên thần.
. Trong chương Revelation tức Apocalypse, thường được dịch là kinh Khải huyền, tất cả những mô tả về tiếng nói, âm thanh, âm nhạc, kèn đồng, ánh sáng, lửa…và đủ loại các cảnh giới khiến ta liên tưởng ngay đến các loại tam muội trong Phật Giáo Đại Thừa và các tôn giáo Ấn Độ khác.
Rất dễ dàng để nhận ra khải thị, mặc thị, mặc khải là kết quả của thiền (meditation). Có những sự kiện trong Tân Ước rất giống với trải nghiệm thiền. Ví dụ:
- Ngay khi John Baptiste làm phép nước (water baptize) cho Jesus. Jesus thấy một làn ánh sáng từ trời cao chiếu xuống, mà ngôn ngữ ẩn dụ của thánh kinh thời đó mô tả như một con chim bồ câu trắng lao xuống. Thể nghiệm ánh sáng này thường xảy ra trong các loại thiền Ấn Độ giáo. Theo ngôn ngữ của Ấn giáo , thì đây là lúc John Baptist truyền tâm ấn (initiation) cho Jesus.
- Khi Jesus đi vào sa mạc một mình. Ngài đã làm gì trong một tháng độc cư giữa cái hoang vu im lặng của sa mạc. Sự kiện đó có thể là gì? Vatican có cách hiểu và đã giải thích theo quan điểm truyền thống. Nhưng cách hiểu rằng Jesus ngồi tĩnh tâm, quán chiếu và mặc khải là phù hợp với sự thật nhất. Jesus đã thiền định và chiến thắng mọi ảo giác. Ngài chiến thắng con rắn tức Satan tức biểu tượng của cái ác. Khi những ảo tưởng của tâm đã bị hàng phục, Jesus đại ngộ (enlightened). Ngài trở về và bắt đầu thuyết giảng.
Trong huyền thoại của Hồi giáo, Mohammad đã nhiều lần lên núi Hira để mặc khải tức thiền định. Trong cảnh giới của mặc khải. Mohamad đã gặp thánh Michael (tổng lãnh các thiên thần), và nghe những lời giảng linh thiêng tại đây.
Theo Do thái giáo, Moses đã từng nhiều lần nhận các mặc khải trên núi Sinai. Bởi vì cùng có chung một cội nguồn xuất phát, nên cả ba tôn giáo Do thái, Hồi giáo, Thiên chúa giáo đều chia sẻ chung khái niệm về “revelation” tức “mặc khải” như vừa kể ở trên.
Một vài sự khác biệt
- Các tôn giáo xuất phát từ Cựu ước (Old Testament) đều có chung niềm tin rằng mặc khải là ơn thiên sủng, nghĩa là mặc khải là trạng thái chỉ được ban ơn từ Chúa trời. Đây chính là sự khác biệt chính yếu nhất làm ra đường ranh giữa các tôn giáo xuất phát từ văn minh Lưỡng Hà (mesopotamie) với các tôn giáo xuất phát từ văn minh song Hằng. Đạo Phật ttin rằng không phải trạng thái tam muộii là ơn huê được ban từ Thượng Đế, mà bất cứ người nào rèn luyện tâm linh đúng cách đều có khả năng có được trạng thái đó.- Đối với các tôn giáo Abrahamic, mặc khải là sự giao tiếp với Thượng Đế và đó là loại hình duy nhất. Đối với Phật giáo Đại Thừa, những tam muội được được phân biệt và phân loại thành nhiều loại khác nhau như: Tam muội vương tam muội, Hoa Nghiêm tam muội, Du hí thần thông tam muội v.v…
Trải nghiệm tâm linh của các bậc thánh trong Thiên Chúa giáo.
Trải nghiệm của Thánh John thánh giá (John of the Cross)
Sau khi hồi phục thể xác và tâm linh, Thánh John of the Cross, được sự đồng cảm và giúp đỡ của Thánh nữ Theresa D’Avila, bắt đầu gây dựng phong trào cải cách Thiên Chúa giáo gọi là new Carmelite Order với rất nhiều nhà thờ. Thời gian này ngài đã viết một số tác phẩm tâm linh dưới hình thức văn thơ. Thánh John of the Cross là vị thánh Thiên Chúa giáo hiếm hoi trình bày minh bạch các trải nghiệm tâm linh của mình cho công chúng. Đây chính là các trải nghiệm mà một người có tu tập thiền đều dễ dàng nhận biết.
John of the Cross có hai tập thơ khoảng 2.500 câu:
- The spiritual Canticle: Mô tả cái khao khát được gặp Chúa, ẩn dụ dưới hình ảnh một chú rể khao khát tìm kiếm cô dâu hay nỗi sợ hãi phải chia lìa người hôn phối.
- Dark night of the soul: Kể lại hành trình của linh hồn, từ ngôi nhà thường ngày của mình là thân xác, đi đến găp gỡ và phối giao với Thượng đế. Cảm giác giống như nội dung của kinh Hoa Nghiêm với Thiện Tài đồng tử trên hành trình đi học đạo. Ngài mô tả những giai đoạn khó khăn của linh hồn, khi tách ra khỏi thân xác hay khi gặp gỡ và phối hợp với ánh sáng của Thượng đế.
Và tác phẩm thứ ba rất quan trọng gây ấn tượng nhất là “Lên đỉnh Carmel”.
- Ascension of Mount Carmel
Mô tả chi tiết toàn bộ các trãi nghiệm tâm linh trên hành trình tìm và gặp chúa. Một tín đồ Đạo Christ có thể tìm gặp chúa ở đâu? Không phải ở trong giáo đường ! Chỉ có duy nhất một cách để tiếp cân Chúa là quay vào bên trong. Chỉ có măc khải hay thiền là phương cách tiếp cận chúa. Thánh John of the Cross đã mô tả trãi nghiêm “quay vào trong” này gian khó như người leo lên một ngọn núi cao. Tất cả các trải nghiệm của ngài được mô tả theo thứ bậc, giống như trạng thái thiền có giai đoạn và thứ bậc. Lúc bắt đầu ở chân núi thì cảm giác còn ấm áp nhẹ nhàng. Càng lên cao càng lạnh căm giá buốt. Có lúc phải trải nghiệm một cảm giác như bị xé rách lúc gần tới đỉnh. Cuối cùng là ánh sáng huy hoàng của Chúa, niềm hoan lạc cực đỉnh khi hòa tan với Chúa.
Trải Nghiệm của Thánh Nữ Theresa of Avila
Thánh Theresa of Avila |
Theresa of Avila là một nữ tu Tây Ban Nha sinh năm1515. Bà được biết như một người đã có được mặc khải và trong mặc khải này, Thượng Đế đã xuất hiện và trao thông điệp cho bà. Bà đã sáng lập dòng tu Discalced Carmelites (discalced có nghĩa là chân đất). Dòng tu Carmelites đặt niềm tin vào sự thệ nguyện không sở hữu tài sản (chân đất) và cộng đồng tín hữu địa phương. Tuy nhiên điều này không được chào đón như niềm tin nhà thờ là đại diện cho Thượng Đế.
Bà Theresa bị chất vần về niềm tin cũng như về khải thị mà bà đã nhận được. Có người cho rằng bà đã ngụy tạo những khải thị đó! Bà cũng bị kết tội là kẻ dị giáo và bị bị tòa án giáo hội xét xử vào năm 1576. Theresa bị kết án về sự thần bí đem lại nhiều nguy hiểm.
Thần bí được xem là tội ác vì nó đi ngược lại những giáo điều của nhà thờ. Thần bí dạy con người phải tin vào chính mình hơn là tin vào bất cứ tổ chức tôn giáo nào! Bởi vì con người có khả năng kết nối tâm linh với Thượng Đế mà không cần đến bất cử nhà thờ nào! Đã có những người chỉ tin vào Thượng Đế hoặc tin vào sự tự nối kết vơi Thượng Đế để trải nghiệm giác ngộ, mà không cần đến sự giúp đỡ của bất cứ tổ chức quyền lực nào, như Nhà Thờ.
Bức tượng điêu khắc bên dưới diễn tả trạng thái gọi là "transverberation". Cho thấy Thánh nữ Theresa bị chạm bởi mũi tên của một thiên thần.
(Tượng Thánh nữ Theresa trong cơn xuất thần của Gian Lorenzo Bernini) |
(Thiên đàng của người Đạo Christ - Christian after life) |
(Cảnh giới Thiên Đàng-Tranh Vihuela-Luca Signorelli) |
(Thiên Đàng theo diển tả của kinh Q'ran với 72 trinh nữ-houris) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét